Site icon Thủ thuật công nghệ

Hướng dẫn cách chọn CPU khi build PC chơi game

Cách chọn CPU chơi game
Đánh giá nội dung!

Khi bạn đang muốn chiến hết mình với những tựa game đỉnh cao nhưng lại gặp vấn đề về cấu hình không đủ mạnh của những chiếc laptop nên đang muốn tự build PC giá rẻ riêng cho mình và chưa biết lựa chọn như thế nào. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết này để biết về cách chọn CPU chơi game siêu mượt nhé!

CPU là gì

CPU (được viết tắt của từ Central Processing Unit) được biết là bộ vi xử lý trung tâm. Nó được xem là bộ não của máy tính, các thông tin dữ liệu, thao tác điều khiển đều phải được CPU xử lý, tính toán để đưa ra lệnh điều khiển các hoạt động của máy tính.

Hướng dẫn cách lựa chọn CPU chơi game

Để xem xét chọn CPU máy tính laptop chơi game thì bạn phải xác định lại xem game có nặng không. Vì nếu bạn lựa chọn loại tốt nhất mà chỉ chơi các game thông thường thì dẫn đến tình trạng lãng phí, không sử dụng hết công suất của nó.

Lựa chọn CPU để chơi các game thông thường

Bạn chỉ là một người chơi game thông thường vào thời gian rảnh rỗi để xả stress chứ không muốn đầu tư quá nhiều vào phần cứng. Bạn cũng không quá để tâm đến tốc độ khung hình trong game FPS cao hay không. Vậy bạn có thể tham khảo các thông số như hình bên dưới.

Lựa chọn CPU chơi game nặng

+ Có thể bạn đã từng nghe CPU 4 nhân, 8 nhân,… nhưng không hiểu rõ nó là gì, thì bạn có thể hiểu một cách đơn giản nhất là bên trong CPU này sẽ có 4, 8,… CPU con riêng, nó thực hiện các tính toán, xử lý dữ liệu,…

+ CPU có nhiều nhân (đa nhiệm) có thể xử lý được nhiều việc trong cùng một lúc, vì thế bạn có thể làm nhiều việc khác nhau trên máy tính mà không bị giật lag hay đơ quá nhiều.

Tốc độ xung nhịp hay còn biết là tần số hoạt động là tốc độ xử lý lệnh mỗi giây của nhân CPU. Vì thế tốc độ xung nhịp càng cao thì tốc độ xử lý của CPU càng nhanh, bạn chơi game càng cảm thấy mượt hơn.

TDP (được viết tắt của từ Thermal Design Power), chỉ số này thể hiện nhiệt lượng mà CPU tỏa ra. Và chỉ số TDP càng cao thì CPU càng tỏa ra nhiều nhiệt lượng (W).

+ Bộ nhớ đệm (cache) tương tự như RAM là bộ nhớ tạm, nhưng tốc độ của nó nhanh hơn RAM rất nhiều.

+ Linh kiện PC CPU có dung lượng Cache càng lớn thì hiệu năng của máy càng ổn định, vì có tốc độ xử lý cực kỳ nhanh nên giá thành của nó cũng khá đắt.

+ Nhờ khả năng dự đoán trước các dữ liệu CPU sẽ cần phải xử lý mà không cần phải chờ đợi lấy dữ liệu từ RAM, ổ cứng nên tăng tốc độ xử lý của CPU rất tốt.

Bạn lựa chọn các thương hiệu lớn, uy tín trong việc sản xuất CPU máy tính như Intel, AMD,… Tùy theo ngân sách bạn muốn đầu tư kết hợp các thông số kỹ thuật như trên để lựa chọn thương hiệu phù hợp với mình.

Ngoài những thông số kể trên thì việc lựa chọn CPU phù hợp với Mainboard cũng quan trọng không kém. Bạn có thể lựa chọn dựa trên socket, thế hệ, dòng CPU để lựa chọn loại CPU thích hợp với Mainboard.

Các công nghệ kỹ thuật mới của CPU như Hyper-Threading, HyperTransport, Turbo Boost, Turbo Core,…

Bài viết trên đây là một số mặt bạn có thể dựa vào đó để lựa chọn loại CPU để chơi game phù hợp nhất với mình. Hy vọng với bài viết này bạn có thể biết thêm về ý nghĩa của các thông số trên CPU cũng như có thể thành cộng chọn cho mình CPU ứng ý.

Exit mobile version