Site icon Thủ thuật công nghệ

Hướng dẫn chọn mua mainboard máy tính phù hợp CPU

Cách chọn mua mainboard
Đánh giá nội dung!

Chọn mua mainboard máy tính chính là một việc quan trọng khi tự build PC. Mainboard hay còn gọi là bo mạch chủ chính là một bảng mạch điện tử đóng vai trò chủ chốt để kết nối các linh kiện trong hệ thống máy tính, giúp cho máy tính hoạt động một cách trơn tru. Vậy nên trước khi chọn mua mainboard bạn cần nắm giữ một số thông tin cơ bản và quan trọng.

Hướng dẫn chọn mua mainboard máy tính phù hợp CPU

Để chọn mua mainboard cho máy tính đối với những bạn tự build PC thì những gợi ý cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra quyết định một cách chính xác và dễ dàng hơn.

Socket

Việc lựa chọn Socket rất là quan trọng, chọn sai socket sẽ khiến cho mainboard của bạn không nhận diện được CPU hoặc nghiêm trọng có thể gây hư hại đáng tiếc cho phần cứng. Việc đầu tiên bạn cần làm chính là xác định CPU mà bạn đang sở hữu là của intel hay AMD để đưa ra việc chọn lựa mainboard có socket phù hợp.

Hướng dẫn chọn mua mainboard máy tính phù hợp CPU

Ngoài ra, để biết đảm bảo socket của mainboard tương thích với CPU, bạn cần tham khảo thêm thông tin từ các nhà sản xuất CPU như Intel, AMD. Hoặc một số thương hiệu sản xuất mainboard nổi tiếng như ASUS, ASRock, GIGABYTE, EVGA, MSI,… để biết  thêm thông tin và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Xem thêm: Tổng hợp các mainboard Asus mạnh nhất năm 2021

Chipset

Nhiệm vụ quan trọng của chipset chính là truyền tải dữ liệu và kết nối linh kiện vi tính, thiết bị ngoại vi với CPU. Chipset sẽ chịu trách nhiệm trong việc kết nối các bộ phận từ tốc độ cao như CPU, GPU đến những thành phần có tốc độ thấp như ổ cứng, USB, chuột,…

Điều quan trọng trong việc chọn mua mainboard chính là bạn quyết định đầu tư bao nhiêu để build PC của mình. Điều đó chắc chắn phải dựa vào nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu bạn cần một chiếc máy tính chỉ để giải trí nhẹ thì chipset A320 (AMD) hay H310 (Intel) sẽ là sự lựa chọn phù hợp.

Tuy nhiên, nếu như bạn có nhu cầu chơi các tựa game có cấu hình cao thì tốt nhất nên sử dụng những chipset B350, B450 (AMD) hoặc B360, B365, H370 (Intel). Những loại này vừa đảm bảo tốc độ chơi cho những tựa game đình đám còn có khả năng hỗ trợ về phần cứng lâu dài.

Nhưng nếu bạn chỉ mong muốn sở hữu loại chipset ở phân khúc tầm trung thì B360, B365 sẽ là tên chipset được gợi ý dành cho bạn. Nếu bạn là người yêu công nghệ thì khi mua mainboard bạn nên chọn chipset X370, X470 (AMD) và Z370, Z390 (Intel). Đối với những ai đang làm việc chuyên nghiệp trên máy tính, thường xuyên dùng những ứng dụng chạy máy ảo hay biên tập video thì cần lưu ý chọn chipset X399 (AMD) và X299 (Intel) để có thể hỗ trợ và có khả năng xử lý mạnh mẽ.

Tùy theo từng loại chipset sẽ hỗ trợ một số tính năng đặc biệt. Chipset thường do các hãng CPU như intel hay AMD giao làm mainboard nên trong các dòng main sẽ có thể của chipset như Mainboard ASUS ROG Strix Z390-F Gaming. Trong đó Z390 chính là tên của chipset 300 series  được thiết kế bởi hãng Intel.

Kích thước

Đối với mainboard chỉ có 4 loại kích thước phổ biến chính là mini-ITX, micro-ATX, ATX và E-ATX. Chọn kích thước phù hợp sẽ giúp bạn tăng khả năng hỗ trợ case máy tính và số lượng thiết bị mà bạn hiện có.

Hầu hết, đối với những ai tự biuld PC cũng thường lựa chọn maind có 2 loại kích thước micro-ATX và ATX. Bởi vì micro-ATX và ATX có thể gắn thêm linh kiện hỗ trợ và có kích thức phù hợp nhất với hầu hết các case máy hiện nay.

Cổng PCIe và các khe cắm RAM

Khi chọn mainboard bạn cần chọn bo mạch chủ có đủ các khe mở rộng, đó chính là cổng cổng PCIe và các khe cắm RAM trên mainboard. Đối với khe cắm RAM, bạn cần biết được mình dùng bao nhiêu khe RAM và bao nhiêu GB để đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Những board cao cấp thì có thể hỗ trợ Quad channel, nhưng hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ Dual channel.

Cổng PCIe giúp gắn kết các thành phần mở rộng như card mạng, đồ họa,… với bo mạch chủ. Cổng PCIe cũng có nhiều kích cỡ khác nhau: X1, X2, X4, X8. X16, kích cỡ càng lớn càng có nhiều chân kết nối và băng thông dữ liệu cao. Mỗi kích cỡ sẽ được dùng cho một mục đích khác nhau nên bạn cần cân nhắc và chọn cổng PCIe để tiện cho việc sử dụng và nâng cấp sau này.

Cổng kết nối, I/O

Các cổng kết nối chủ yếu trên mainboard thường dùng là: cổng SATA, khe M.2; cổng USB; cổng Audio (nếu mainboard có tích hợp bộ giải mã âm thanh); cổng kết nối mạng: cổng LAN;  cổng xuất hình ảnh,…

Cổng kết nối, I/O là một trong những số lượng quan trọng trong việc lựa chọn mainboard khi tự build PC.

Thông số kỹ thuật là một trong những phần cần được chú trọng khi bạn chọn mua mainboard cũng như là xuất xứ hãng sản xuất. Hiện nay hãng sản xuất mainboard xuất hiện khá nhiều, nhưng một số hãng nổi tiếng mà bạn có thể chọn lựa để mua mainboard như: Asus, ASRock, GIGABYTE, MSI,…

Mainboard là cột sống máy tính, nếu không có mainboard thì hầu hết các phụ kiện trong máy tính đều không thể liên kết với nhau. Hơn nữa, mainboard cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định độ lâu dài của một chiếc máy tính. Vì vậy, hãy lưu ý những thông số và hướng dẫn cơ bản trên để bạn có thể mua được bo mạch chủ đúng nhu cầu.

Exit mobile version