Site icon Thủ thuật công nghệ

CPU AMD là gì? Tổng hợp các ưu và nhược điểm của CPU AMD

CPU AMD là gì? Có nên mua không
Đánh giá nội dung!

CPU AMD là gì mà những năm gần đây được nhiều người ưa chuộng và sử dụng đến vậy? Có thể, các bạn là người dùng cơ bản, cũng đã từng nghe qua dòng chip này, và đến bây giờ mới có cơ hội để tìm hiểu. Vì thế, ngay phía dưới bài viết, mình sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về CPU AMD này để các bạn nắm bắt rõ hơn nhé.

CPU AMD là gì?

CPU AMD là bộ vi xử lý được sản xuất bởi Advanced Micro Devices – công ty bán dẫn của Mỹ. Và độ phổ cập của dòng chip này khá rộng rãi, đa quốc gia.

Hiện nay, AMD có những CPU phổ biến trên laptop và cạnh tranh trực tiếp với Intel đó chính là AMD Ryzen 3, AMD Ryzen 5, AMD Ryzen 7, AMD Ryzen 9. 

Hầu như những chiếc laptop hiện nay đều sản xuất kết hợp CPU và GPU thành một một đơn vị duy nhất, và AMD cũng áp dụng phương pháp này để giúp tối ưu không gian, tăng tốc độ dữ liệu và giảm mức độ tiêu thụ điện năng.

CPU AMD là gì

Có thể bạn chưa biết, CPU của AMD không hỗ trợ cùng bo mạch chủ với Intel, bởi hai hãng đang cạnh tranh rất “khốc liêt”, và sản xuất những phần cứng được tối ưu riêng. Ngoài ra, AMD cũng là nhà sản xuất card đồ họa và một số linh kiện điện tử khác với mức giá rất tốt.

Ưu điểm của CPU AMD là gì?

CPU của AMD những năm gần đây được cải tiến, tối ưu rất tốt, mang đến quá trình sử dụng hằng ngày rất mượt mà, nhanh chóng, do đó chúng rất thích hợp để Build PC máy tính. Chưa hết, con chip của hãng này còn có những ưu điểm vượt trội khác, cụ thể mình sẽ liệt kê ở phía dưới đây.

Mức giá phải chăng hơn

Khi bạn có kinh tế hạn hẹp, thì CPU AMD là lựa chọn hoàn hảo, bởi vì những con con chip có sức mạnh ngang bằng với Intel, đều có mức giá rẻ hơn đáng kể. Đặc biệt, bộ vi xử lý AMD có khả năng bảo mật rất tốt, xử lý chặt chẽ những phần mềm độc hại, chứa virus bằng tính năng Enhanced Virus Protection (EVP). 

Các bạn có biết vì sao CPU của AMD lại thường có mức giá rẻ hơn Intel nhưng hiệu suất lại ngang bằng, thậm chí có thể hoạt động tốt hơn không? Thực ra, bắt đầu từ cuối năm 1999, hãng AMD Athlon đã xác định cạnh tranh trực tiếp với nhà Intel, bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn, nhưng chất lượng tương đương nhau.

Xử lý phần mềm 64-bit hiệu quả

Hiện nay, các nền tảng phần mềm đều phát triển tập trung trên nền tảng 64 bit. Vì thế, AMD đã tối ưu vi xử lý, để tính toán tốt hơn hơn trên kiến trúc phổ biến này, giúp tiết kiệm điện năng và hoạt động hiệu quả hơn. 

Đặc biệt, CPU AMD trên PC thường có nhiều nhân và nhiều luồng hơn so với CPU Intel, để có khả năng xử lý nhiều ứng dụng cùng một lúc mượt mà.

Tản nhiệt tốt hơn

Những năm gần đây, CPU của AMD đang được khá nhiều người khen ngợi trên những diễn đàn công nghệ về mặt kiểm soát nhiệt độ ấn tượng hơn chip Intel, giúp làm việc trong thời gian dài không bị quá nóng. 

Nhược điểm của CPU AMD là gì?

Nhắc đến ưu điểm cũng khá nhiều rồi, nhưng còn về nhược điểm của CPU AMD thì có ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm hằng ngày không?

Chưa được phổ biến 

Dù gì, độ phổ biến của chip Intel trên thế giới vẫn được mọi người công nhận, vì thế CPU AMD vẫn kém hơn Intel ở điểm này. Những người dùng cơ bản thường sẽ chuộng con chip Intel hơn, bởi ra đời từ rất lâu trong lĩnh vực sản xuất CPU trên máy tính.

Vì thế, CPU AMD dù có mức giá rẻ hơn, hiệu suất hoạt động ngang ngửa Intel, nhưng người dùng cơ bản vẫn thích lựa chọn thương hiệu phổ biến.

Tốc độ và xung nhịp

Tốc độ xung nhịp của CPU AMD vẫn cần được cải thiện, bởi khi so sánh với chip Intel cùng tầm giá thì vẫn “lép vế” hơn một chút. Vì thế, trải nghiệm về tốc độ tính toán trên CPU AMD chưa thực sự ấn tượng.

Tạm kết về CPU AMD là gì?

Như vậy, CPU AMD vẫn mang lại khá nhiều lợi ích đến người dùng bởi vừa mang đến mức giá cả phải chăng và khả năng hoạt động với hiệu suất cực kỳ  ổn định. Còn bạn nghĩ sao về CPU AMD qua bài đánh giá tổng hợp này?

Trên đây là tổng hợp thông tin giải đáp CPU AMD là gì? Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết để chọn mua được loại CPU chính hãng, chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé!

Exit mobile version