Home Tags Build PC xây dựng cấu hình máy tính

Tag: Build PC xây dựng cấu hình máy tính

Bạn là “dân IT” mới vào và đang loay hoay tìm cách để build PC giá rẻ cho lập trình viên hoặc một người lão luyện đã có hàng chục năm làm việc bên những dòng code và đang có nhu cầu nâng cấp dàn PC của mình thì bài viết này chính là dành cho bạn. Vậy thì thực chất để xây dựng một dàn PC chất lượng để lập trình viên có thể làm việc tốt và đâu mới là cấu hình hiệu quả cho lập trình viên? Cùng mình tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Build PC cho lập trình viên cần linh kiện nào?

Để build PC cho lập trình viên chất lượng thì bạn không thể thiếu sót bất kỳ link kiện hay chi tiết nào. Mỗi chi tiết hay linh kiện lại có một vai trò, đặc điểm khác nhau và mỗi thành phần như vậy đều rất quan trọng trong quá trình vận hành và cấu thành nên cấu trúc hoàn chỉnh của máy tính.

Bộ vi xử lý

Bộ vi xử lý (CPU) chính là một bộ phận vô cùng quan trọng và luôn giành được sự chú ý đầu tiên khi nói tới quá trình build PC hay xây dựng cấu trúc cho lập trình viên. Bộ vi xử lý nắm giữ mọi quyền hành, phân tích và xử lý mọi tạc vụ trong quá trình hệ thống vận hành. Dù đó là lệnh từ phần cứng hay phần mềm cũng đều phải thông qua CPU để thực hiện được đúng các lệnh đó.

Build PC cho lập trình viên cần linh kiện nào?

Lập trình là một công việc vô cùng phức tạp, đòi hỏi khả năng tính toán và logic cao của người dùng thông qua những câu lệnh. Hiện nay, các thuật toán dùng để lập trình đang ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn, đòi hỏi bộ CPU của máy phải đáp ứng được các tiêu chí ngày càng cao của công việc.

Để có thể build PC cho lập trình viên với hiệu năng xử lý khối lượng dữ liệu lớn, các phần mềm lập trình hiện nay như Visual Studio Code, Eclipse, Sublime Text đều khuyến nghị rằng CPU của bạn nên có cấu hình từ Core 4 trở lên.

Để đáp ứng được nhu cầu công việc lâu dài, bạn nên sử dụng các con chip ít nhất là 6 nhân 12 luồng trở lên như Intel Core i7-12700, Ryzen 7 5800x… Những bộ vi xử lý từ phân khúc AMD Ryzen 5 hay Intel Core i5 ra mắt từ 2 năm trở lại đây chính là những chiếc CPU lý tưởng dành cho lập trình viên.

RAM (Bộ nhớ trong)

Đối với các phần mềm lập trình hiện nay, quá trình làm việc và tạo lập code sẽ ngày càng ngốn RAM hơn, tuỳ thuộc theo mức độ phức tạp của công việc. Có rất nhiều công đoạn cần máy tính xử lý cùng một lúc.

Vì vậy, khi build PC cho lập trình viên, bạn cần chọn lựa một bộ nhớ trong lớn để việc chạy trình mô phỏng, gỡ lỗi và biên dịch được mượt mà hơn, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và có thể xử lý được các công việc khác.

Build PC cho lập trình viên cần linh kiện nào?

Hiện nay, các phần mềm trên Window cần dung lượng RAM tối thiểu là 8GB, loại từ DDR4 trở lên để có thể build được một bộ PC chất lượng cho lập trình viên. Nếu có thể, bạn hãy nâng cấp bộ nhớ trong của mình lên 16 hoặc 32GB để hoàn toàn tránh khỏi tình trạng giật lag.

Ổ cứng

Đối với một chiếc ổ cứng thì tốc độ đọc/ghi của nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc lập trình và khai thác dữ liệu. Tốc độ đọc/ghi của ổ cứng càng nhanh thì việc lập trình, đọc dữ liệu, biên dịch và khởi động các công việc khác nhanh chóng hơn, giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

Khi build PC cho lập trình viên, bạn nên tìm chọn ổ cứng là một chiếc ổ SSD dạng NVMe bởi tốc độ đọc/ghi dữ liệu rất nhanh của nó (được tính bằng GB/s). Bên cạnh đó, giá thành của loại SSD này cũng khá rẻ, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một ổ cứng với dung lượng lớn 512GB với mức giá chỉ hơn 1 triệu đồng.

Build PC cho lập trình viên cần linh kiện nào?

Nếu bạn chỉ đang có nhu cầu lắp một ổ cứng thì bạn nên ưu tiên lắp ổ có dung lượng từ 500GB trở lên để thoải mái trong việc lưu trữ dữ liệu, các thông tin và ứng dụng cần thiết khác.

Mainboard

Bo mạch chủ (mainboard) là một bộ phận máy tính quan trọng, có vai trò kết nối các linh kiện khác với nhau. Một lưu ý mà bạn nên chú ý khi chọn mua mainboard là bạn nên để ý xem bo mạch chủ mà bạn đang có ý định mua có hỗ trợ, tương thích socket mà CPU của bạn đang sử dụng hay không. Bên cạnh đó, kích thước của mainboard cũng là một vấn đề mà bạn cần quan tâm tới để có thể chọn vỏ, case cho máy.

Mainboard

Trong quá trình build PC cho lập trình viên, bạn cũng có thể để ý xem bo mạch chủ đó có hỗ trợ các công nghệ nào mà bạn có nhu cầu sử dụng tới không hay có bao nhiêu khe cắm M.2 để lắp ổ SSD.

Nguồn máy tính

Nguồn máy tính là bộ phận có vai trò chuyển đổi điện từ dòng điện điện xoay chiều sang dòng điện một chiều để cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống.

Bộ nguồn của bạn nên được sản xuất bởi các thương hiệu nổi tiếng như: FSP, Seasonic, Corsair… để đảm bảo độ bền và hiệu năng tốt, bảo vệ hệ thống máy tính của bạn trước những sự cố đột ngột về điện.

Nguồn máy tính

Để cung cấp năng lượng cho một hệ thống máy tính không sử dụng card màn hình rời hoặc card màn hình tầm trung, bạn cần một nguồn máy tính có công suất khoảng 500-550W trong quá trình sử dụng. Ngược lại, nếu như bạn có ý định sử dụng những chiếc card màn hình cao cấp thì bạn nên xem trước thông số bộ nguồn mà chiếc card đó cần là bao nhiêu để điều chỉnh cho phù hợp.

Card màn hình

Card màn hình (VGA) là một thiết bị hỗ trợ việc xử lý đồ hoạ trên máy tính. Đối với những lập trình viên bình thường thì bạn nên cân nhắc kỹ trước khi có ý định sở hữu một chiếc card đồ hoạ. Nếu công việc của bạn có liên quan tới đồ hoạ như: lập trình game, thiết kế đồ hoạ, model 3D… hay chỉ đơn giản là hỗ trợ chơi game giải trí, bạn hoàn toàn có thể lắp đặt thêm phụ kiện VGA tuỳ theo sở thích của mình.

Card màn hình

Đối với những bạn có công việc chuyên về thiết kế đồ hoạ, dựng video, 3D… thì bạn nên chọn card Quadro đến từ nhà sản xuất NVIDIA. Dòng sản phẩm này chuyên về dựng phim và làm hình ảnh chuyên nghiệp.

Còn khi build PC để phục vụ mục đích chơi game, giải trí, bạn cũng có thể lựa chọn dòng Geforce đến từ NVIDIA hoặc dòng Radeon đến từ AMD. Các sản phẩm card đồ hoạ của 2 thương hiệu này trải dài từ hạng phổ thông cho tới cao cấp, mang lại cho bạn những trải nghiệm game tuyệt vời.

Case máy tính

Case máy tính có lẽ là bộ phận ít quan trọng nhất đối với các lập trình viên. Nó đơn giản chỉ là nơi để “ITer” sắp xếp các linh kiện, bộ phận sao cho gọn gàng nhất có thể.

Đối với những người không quá cầu kỳ về mặt ngoại hình thì phần case máy tính chỉ cần gọn gàng, có thể sắp xếp vừa vặn các phụ kiện, bộ phận của máy là đủ. Những chiếc vỏ Case Mini-ITX vừa nhỏ gọn lại vừa phù hợp để sắp xếp với các vị trí ở nhiều góc khác nhau.

Case máy tính

Còn nếu bạn là một con người cá tính và muốn thể hiện sự hầm hố của mình qua sự nổi bật của case máy tính thì những chiếc vỏ case mid tower là hoàn toàn phù hợp với bạn. Ưu điểm của loại case này là không gian bên trong khá rộng rãi.

Bạn hoàn toàn có thể thoải mái sắp xếp các linh kiện bên trong case mà không sợ vướng víu về dây điện. Ngoài ra, không gian rộng lớn cũng góp phần giúp máy tản nhiệt tốt hơn, luồng không khí bên trong lưu thông dễ dàng hơn.

Tổng hợp cấu hình Build PC cho lập trình viên

Nếu như bạn băn khoăn vì quá nhiều linh kiện và không biết phải chọn cấu hình nào để phù hợp với phòng cách và nhu cầu tài chính của mình thì dưới đây là 3 cấu hình PC dành cho lập trình viên mà bạn có thể tham khảo.

PCAP WS 06

Ưu điểm: Cấu hình sở hữu dung lượng RAM khoẻ, bộ vi xử lý mạnh và có card màn hình rời.

Nhược điểm: dung lượng của ổ cứng thấp.

PCAP WS 06

Cấu hình Build PC cho lập trình viên bạn có thể tham khảo như:

  • Bo mạch chủ: Asrock B660M Pro RS DDR4
  • Bộ vi xử lý: Intel Core i5-12400F
  • Bộ nhớ trong: Corsair Vengeance LPX 16GB (2x8GB) DDR4 3200MHz Black
  • Card đồ hoạ: Leadtek NVIDIA T600 4GB GDDR6
  • Ổ cứng: SSD Kingston NV1 250GB NVMe PCle Gen 3.0 x 4
  • Bộ nguồn máy tính: Xigmatek X-POWER III 500 – 450W
  • Case: KENOO ESPORT M100

PCAP Mona Lisa D

Ưu điểm: Bộ vi xử lý mạnh mẽ, có card đồ hoạ rời để chơi game giải trí, tản nhiệt riêng

Nhược điểm: Dung lượng ổ cứng không lớn

PCAP Mona Lisa D

Cấu hình máy dùng để Build PC giá rẻ cho lập trình viên như:

  • Bo mạch chủ: Asrock B660M Pro RS DDR4
  • Bộ vi xử lý: Intel Core i5- 12400F
  • Ổ cứng: SSD Kingston NV1 250GB NVMe PCle Gen 3.0 x 4 (SNVS 250G)
  • Case: KENOO ESPORT M100 – ATX
  • Bộ nguồn máy tính: Cooler master MWE 550 BRONZE V2 230V
  • Card màn hình: ASUS TUF GTX 1660 Ti Gaming EVO OC 6GB GDDR6
  • Bộ nhớ trong: Corsair Vengeance LPX (2x8GB) DDR4 3200MHz Black
  • Bộ tản nhiệt: ID-COOLING SE-214-XT ARGB

PCAP WS 09

Ưu điểm: Bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ trong lớn, card đồ hoạ chuyên dụng

Nhược điểm: Dung lượng ổ cứng thấp

PCAP WS 09

Các linh kiện cần thiết trong quá trình build PC cho lập trình viên:

  • Bo mạch chủ: ASUS TUF GAMING B450M-PRO II
  • Bộ vi xử lý: AMD Ryzen 5 3600
  • Bộ nhớ trong: PNY XLR8 Gaming 16GB (2x8GB) DDR4 3200MHz
  • Card đồ hoạ: LEADTEK NVIDIA Quadro P1000 4GB GDDR5
  • Ổ cứng: SSD Kingston NV1 250GB NVMe PCIe Gen 3.0 x 4
  • Bộ nguồn máy tính: Aerocool LUX RGB 550W 80 Plus Bronze
  • Case: KENOO ESPORT G100 (2 mặt kính cường lực)

Tổng hợp kinh nghiệm xây dựng cấu hình máy build PC cấu hình máy hiệu quả, phù hợp mọi nhu cầu học tập, làm việc đồ họa, văn phòng hiệu quả

Trên đây là một số cấu hình chuyên dụng, cách thức Build PC cho lập trình viên mà bạn có thể tham khảo. Chúc bạn tìm ra được cấu hình yêu thích của mình và build được một cấu hình PC thật xịn sò nhé!

Ổ cứng SSD hãng nào tốt nhất hiện nay? Nên mua...

0
Nếu bạn đang sử dụng một chiếc máy tính cũ, hiệu năng không cao và muốn cải thiện hiệu suất hoạt động của máy...

Kiểm tra nhiệt độ laptop và CPU máy tính KHÔNG cần...

0
Khi laptop hoạt động trong một thời gian dài không nghỉ sẽ làm nóng CPU máy tính và điều này rất có hại cho...