Hướng dẫn ép xung RAM máy tính

Hướng dẫn ép xung RAM máy tính
Đánh giá nội dung!

Tốc độ RAM là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của máy tính, tới quá trình build PC xây dựng cấu hình. Tốc độ RAM cao đồng nghĩa bạn sẽ sử dụng máy mượt hơn. Một trong những cách để nâng cấp RAM là tiến hành ép xung cho RAM. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu khái niệm ép xung và cách để thực hiện.

Xem thêm:

Ép xung RAM là gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm ép xung RAM là gì, chúng ta cần hiểu thế nào là ép xung. Ép xung là một biện pháp thường dùng nhằm gia tăng thông số kỹ thuật của các bộ phận như CPU, GPU, RAM lên cao hơn.

Trải qua quá trình sản xuất và kiểm tra từ các công ty như Intel hay AMD, các bộ phận máy tính sẽ được đánh giá và gán thông số biểu thị khả năng hoạt động bình thường của chúng, giá trị này thường sẽ thấp hơn thực tế. 

Điều này có nghĩa các thông số kỹ thuật nhà sản xuất đưa ra chưa chắc đã đúng với khả năng thực tế mà mỗi bộ phận có thể mang lại. Khi đó, ép xung sẽ đóng vai trò như chìa khóa khai thác hết mọi tiềm năng của chúng.

Quá trình ép xung linh kiện này đòi hỏi cần phải có sự thay đổi một số yếu tố như điện áp, nhân hay bộ nhớ,.. để các bộ phận máy chạy được ở mức thông số cao như mong muốn, từ đó sẽ cải thiện hiệu năng cho máy tính của bạn. 

Ép xung là một trong số các cách ép xung bộ phận máy tính, thông qua quá trình sửa đổi các tham số cụ thể như thời gian, điện áp nhằm giúp các mô-đun hoạt động với tốc độ lớn hơn để cải thiện tốc độ của hệ thống.

Ép xung RAM để làm gì? 

Như đã nói ở trên, mục đích ép xung là để tận dụng hết khả năng hoạt động vốn có của các bộ phận trong máy tính như CPU, GPU, RAM. Vậy nên ép xung là cách đơn giản để tận dụng thêm phần cứng của máy.

Ép xung RAM để làm gì? 

Giải thích chi tiết thì nếu thời gian CPU chờ thông tin cần thiết từ RAM quá lâu, hoạt động sẽ kém hiệu quả theo. Ép xung sẽ nâng cao tốc độ RAM lên, từ đó tốc độ xử lý sẽ nhanh hơn, hiệu suất đạt được cao hơn.

Ép xung RAM có hại không? 

Một câu hỏi đặt ra là ép xung RAM có ảnh hưởng máy tính không và liệu có nên ép xung không? Thật ra có một vấn đề cần đề cập là ngoài lợi ích nâng cao tốc độ, việc ép xung ít nhiều cũng tác động xấu tới máy.

Cụ thể, tần số xung nhịp hoặc điện áp khi bị thay đổi trong quá trình ép xung có thể làm mất hiệu lực bảo hành sản phẩm và tính ổn định, các yếu tố như bảo mật, hiệu suất, tuổi thọ của bộ xử lý cũng có thể bị giảm đi.

Ép xung RAM có hại không? 

Tuy nhiên, để máy hoạt động tốt hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn và mượt hơn, bạn vẫn nên cân nhắc qua phương án ép xung, lợi ích mà nó mang lại chắc chắn là điều chúng ta không thể bàn cãi. 

Cách ép xung RAM

Trước khi tiến hành các bước ép xung bất kỳ phần cứng nào trong máy, kể cả RAM, điều đầu tiên bạn cần làm là thiết lập mức hiệu suất cơ bản. Bạn có thể sử dụng Aida64, MaxxMEM2,… để chạy tiện ích đo điểm chuẩn. 

Việc chạy tiện ích đo điểm chuẩn sẽ giúp bạn thiết lập đường cơ sở, giúp bạn theo dõi được kết quả để tiện cho việc so sánh sau này. Về ép xung, sau đây sẽ là các bước hướng dẫn ép xung RAM trong BIOS:

  • Bước 1: Đầu tiên bạn truy cập vào BIOS
  • Bước 2: Tiếp theo truy cập vào các trình đơn tên là Performance hoặc Configuration, tên gọi sẽ phụ thuộc vào bên sản xuất bo mạch chủ.

Huong-dan-ep-xung-RAM-may-tinh-3

  • Bước 3: Điền các thông tin cấu hình cho bộ nhớ (thường có nhãn là Memory Overrides), đồng thời vô hiệu hóa các thông tin bộ nhớ mặc định.
  • Bước 4: Điều chỉnh xung nhịp các hệ số nhân của bộ nhớ Ram bằng cách chọn một tùy chọn ép xung sẵn có hoặc nhập vào một giá trị cho bộ nhớ RAM.
  • Bước 5: Sau khi lựa chọn được tùy chọn phù hợp nhất với cấu hình phần cứng, bạn thoát BIOS và chạy điểm chuẩn sau mỗi thay đổi bạn thực hiện để so sánh kết quả.

Trên đây là thông tin về Linh kiện và hướng dẫn ép xung chi tiết, hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể thực hiện các bước ép xung thành công nhằm nâng cao hiệu suất máy tính lên mức cao nhất nhé!

NT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *