Tổng hợp các loại RAM laptop máy tính hiện nay
RAM là một bộ phận không thể thiếu với bất kỳ chiếc laptop nào. Vậy bạn đã nắm được RAM laptop hiện nay có bao nhiêu loại và đặc điểm của từng loại hay chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm một vài thông tin hữu ích về cách phân loại RAM cũng như tổng hợp các loại RAM phổ biến.
Xem thêm:
RAM là gì?
RAM là tên gọi viết tắt của cụm từ Random Access Memory nghĩa là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Đây là nơi máy tính sẽ lưu trữ dữ liệu hay thông tin tạm thời, vì là tạm thời nên sau khi bạn tắt máy tính data cũng biến mất.
RAM có tốc độ xử lý nhanh hơn gấp nhiều lần so với ổ cứng, vì vậy bộ nhớ này là thành phần rất quan trọng trong máy tính, giúp CPU có thể truy cập nhanh hơn.
Phân loại RAM theo cấu tạo
Xét theo cấu tạo, RAM sẽ được chia thành hai loại chính: RAM động và RAM tĩnh. Cụ thể:
- Ram động: còn được biết với cái tên Dynamic RAM, gọi tắt là DRAM. Loại RAM này sẽ sử dụng kỹ thuật mos nhằm lưu lại mỗi bit nhớ dựa trên cấu trúc 1 transistor và 1 tụ điện.
Bit nhớ theo đó sẽ được xóa đi và ghi lại mỗi lần truy xuất nội dung trong quá trình hoạt động, vì vậy thời gian ghi lại được thường sẽ bằng 2 lần thời gian truy xuất bộ nhớ.
- Ram tĩnh: tên tiếng Anh là Static RAM gọi tắt là SRAM, sản xuất bằng công nghệ ECL. Cấu trúc RAM tĩnh gồm các cổng logic và 6 transistor. RAM tĩnh khi truy xuất nội dung sẽ khác với RAM động.
Nếu RAM động liên tục ghi lại và xóa đi bit nhớ thì thông tin trong quá trình đọc ô nhớ của RAM tĩnh hoàn toàn không mất đi cũng như không cần phải ghi lại.
Các loại RAM laptop máy tính hiện nay
Một số loại RAM hiện nay trên thị trường có thể kể đến SDR và các phiên bản của DDR. Sau đây sẽ là một số đặc điểm của từng loại RAM trên:
RAM SDR
SDR là tên viết tắt của Single Data Rate, được xem là loại RAM chuẩn đầu tiên xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ 20. SDR có 168 chân, hiện nay chỉ còn dùng trong các loại máy tính cũ.
Vì là dòng xuất hiện khá lâu đời nên SDR đã khá lỗi thời so với các dòng RAM khác hiện nay, tốc độ truy xuất khá chậm cũng như dung lượng bộ nhớ tích hợp cũng không lớn.
RAM DDR
RAM DDR: viết tắt của cụm Double Data Rate, là loại RAM có nền tảng từ SDR, ra đời vào khoảng năm 2000 – 2004 để thay thế SDR. DDR có số chân nhiều hơn so với SDR, với tổng số là 184 chân.
Đúng như tên gọi, loại RAM DDR cho tốc độ truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ, vì vậy tốc độ truyền tải dữ liệu cũng được tăng lên gấp đôi mà không phải tăng tần số clock.
Một số biến thể của DDR phải kể đến ba loại là DDR2, DDR3 và DDR4, trong đó DDR4 được xem là loại phổ biến nhất hiện nay, là mức chuẩn mà mọi chiếc laptop cần phải có.
RAM DDR2
- DDR2: là phiên bản nâng cấp từ DDR cũ, có tổng 240 chân, bus speed cao gấp đôi clock speed, dung lượng tầm khoảng 256MB – 2GB, có thể tiết kiệm một lượng điện năng đáng kể.
RAM DDR3
- DDR3: loại RAM này xuất hiện trên thị trường vào khoảng năm 2010 và được sử dụng phổ biến nhờ vào tốc độ truy xuất nhanh hơn cũng như dung lượng bộ nhớ được mở rộng hơn.
So sánh với phiên bản DDR2 trước đó thì DDR3 có thể giúp tiết kiệm điện năng hơn 30%. Dung lượng đa dạng với các loại 2GB, 4GB, 6GB hoặc 16GB…
RAM DDR4
- DDR4: là loại được dùng phổ biến từ năm 2015 đến nay. Phiên bản này có rất nhiều ưu điểm như xung nhịp lớn, sử dụng nguồn điện thấp hơn so với DDR3, chỉ khoảng 1,2V.
Tốc độ truyền tải dữ liệu đáng kinh ngạc từ 1600 – 3200 MT/s. Dung lượng phổ biến hiện nay là 8GB hoặc 16GB, tuy nhiên vẫn có loại RAM 32GB cho bạn lựa chọn.
Bài viết Linh kiện máy vi tính trên đã tổng hợp một vài kiến thức cơ bản về RAM cũng như một số loại RAM đang phổ biến hiện nay trên thị trường. Hi vọng bạn có thể lựa chọn được một loại RAM phù hợp khi có nhu cầu mua RAM mới.