Laptop bị tối màn hình có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu bạn sử dụng trong tình trạng laptop như thế này lâu ngày. Sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và sức khỏe của bạn. Vậy có cách nào khắc phục màn hình bị tối không? Cùng tìm hiểu về lỗi màn hình này qua bài viết sau nhé.
Nguyên nhân vì sao laptop bị tối màn hình
Màn hình laptop bị tối khiến bạn khó nhìn rõ các nội dung hiển thị. Làm ảnh hưởng nhiều đến việc dùng laptop của bạn. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
Laptop bị tối màn hình do để chế độ tiết kiệm pin
Mỗi dòng laptop có chế độ cài đặt màn hình khác nhau. Điều này làm người dùng sau khi ngắt kết nối dây khỏi nguồn AC. Mặc định chế độ power-saving sẽ làm mờ màn hình để tiết kiệm pin laptop.
Khi sử dụng ở chế độ này, màn hình sẽ bị mờ ngay cả khi màn hình đã được mở máy. Đồng thời, khi mà pin yếu tình trạng sẽ rõ ràng hơn. Đây là nguyên nhân rất thường gặp gây nên tình trạng laptop bị tối màn hình.
Tần số quét màn hình không chính xác
Tần số quét màn hình của laptop phải được đặt chính xác mới có thể đem lại kết quả hiển thị cao, độ nét tốt. Và thông thường thì tần số quét của màn hình phải ở trong khoảng từ 50, 60, 70, 75Hz tùy từng loại màn hình sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu laptop của bạn không chỉnh đúng tần số này cũng là nguyên nhân làm cho laptop bị tối màn hình.
Màn hình laptop sử dụng quá lâu
Một trong những nguyên nhân khiến cho màn hình của bạn bị tối đó chính là chiếc màn hình đó đã sử dụng quá lâu, bị lão hóa và gây ra tình trạng trên.
Ngoài ra những tác động vật lý như va đập, rơi hỏng, dính nước… Cùng là nguyên nhân gây ra tình trạng này hoặc nặng hơn là có những sọc ngang, dọc màn hình.
Do phần cứng gặp vấn đề
Ngoài các nguyên nhân đến từ màn hình ra thì cũng còn nguyên nhân đến từ các phần cứng khác bên trong máy như card màn hình hay dây tín hiệu có vấn đề. Các card màn hình sử dụng rất nhiều điện năng để hoạt động. Điều này có thể dẫn đến màn hình laptop bị tối hoặc mờ đi.
Tác hại của việc sử dụng màn hình bị tối đến người dùng
Việc sử dụng màn hình laptop bị tối trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số tác hại gây ra khi bạn sử dụng laptop bị tối màn hình lâu ngày.
Laptop tối màn hình ảnh hưởng đến khỏe, mắt
Việc sử dụng laptop bị tối màn hình sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thị lực của người dùng theo thời gian dài. Việc này gây ra chứng mỏi mắt, khô mắt thậm chí là đau rát mắt.
Điều này xảy ra vì khi màn hình tối, mắt người dùng phải tập trung hơn để nhìn và phản xạ từ màn hình khiến cho mắt bị mỏi hơn. Ngoài ra, màn hình bị tối cũng làm cho người dùng cảm thấy khó chịu khi làm việc, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc cũng như trải nghiệm sử dụng.
Laptop bị tối màn hình dẫn đến tình trạng mất ngủ
Các ánh sáng bức xạ từ màn hình máy tính có thể gây ra các căn bệnh mất ngủ kéo dài. Bởi vì nó phát ra các ánh sáng xanh gây ức chế sản xuất hormone melatonin làm phá vỡ cơ chế sinh học trong cơ thể.
Gây giảm trí nhớ khi sử dụng laptop bị tối màn hình
Khi cơ thể tiếp xúc với các tia bức xạ khi nhìn màn hình laptop nhiều giờ. Thì khả năng phòng vệ của não sẽ mất đi sẽ gây ra các bệnh về thần kinh và não như giảm trí nhớ, hay quên. Thậm chí có thể dẫn đến bệnh parkinson làm tăng cao nguy xơ vữa động mạch.
Cách khắc phục màn hình laptop bị tối nhanh chóng
Như bạn đã biết được các nguyên nhân gây nên tình trạng laptop không đủ độ sáng. Cũng như những tác hại của điều này đến con người. Dưới đây sẽ là một só cách khắc phục bạn có thể áp dụng nhé.
Tắt chế độ tiết kiệm pin
Thông thường các laptop sẽ được cài đặt mặc định chế độ Power saving mode. Điều này làm màn của bạn sau khi ngắt sạc sẽ bị tối lại để tiết kiệm pin. Nếu bạn muốn màn hình luôn được sáng, hãy tắt chế độ Power saving mode nhé.
Để chỉnh chế độ này bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhấp chuột trái vào biểu tượng Start trên thanh Taskbar ở góc phải bên dưới màn hình. Sau đó chọn vào Power Options.
Bước 2: Trong mục Screen, bạn chọn vào On battery power, turn off after. Cuối cùng chọn vào never.
Chỉ cần một vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể giúp máy tính của bạn khắc phục được tình trạng bị tối, mờ màn hình.
Cài đặt độ sáng màn hình phù hợp
Mỗi laptop đều có chế độ tự động cài đặt độ sáng thích hợp và có thể bạn vô tình kéo độ sáng của laptop xuống mà quên bật lại. Để điều chỉnh độ sáng cho laptop trở bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Trên thanh Taskbar, bạn nhấn biểu tượng Start và chọn vào Cài đặt.
- Tiếp đến, chọn vào mục System có biểu tượng máy tính.
- Trong mục Display, điều chỉnh thanh trượt từ trái sáng phải ở thanh Brightness and color để điều chỉnh độ sáng mà bạn muốn.
Theo thủ thuật laptop bạn chỉ cần thao tác điều chỉnh lại độ sáng màn hình với vài thao tác đơn giản. Việc này đã cải thiện được tình trạng laptop của bạn bị tối màn hình rồi.
Điều chỉnh tần số quét của màn hình laptop
Tần số quét không phù hợp cũng nguyên nhân khiến laptop của bạn bị lỗi màn hình này. Để điều chỉnh tần số quét của màn hình phù hợp bạn cần thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào bất kỳ nơi nào trên màn hình desktop. Sau đó chọn vào Display settings.
Bước 2: Tiếp đến bạn chọn vào mục Display và kéo xuống dưới cùng. Tiếp theo, chọn Advanced display settings.
Bước 3: Ở giao diện này bạn chọn vào Display adapter properties for Display 1.
Bước 4: Ở đây sẽ xuất hiện bảng để điều chỉnh tần số quét. Để điều chỉnh bạn chọn vào mục Motor.
Bước 5: Cuối cùng trong Screen refresh rate bạn điều chỉnh tần số quét 60 Hertz và chọn vào OK để áp dụng tần số này cho máy.
Chỉ cần thực hiện điều chỉnh tần số quét màn hình phù hợp. Sẽ làm một cách hiệu quả giúp khắc phục tình trạng laptop bị tối màn hình.
Mang đến trung tâm sửa chữa máy tính
Nếu khi áp dụng các cách trên nhưng laptop của bạn vẫn không thể hết tối màn hình. Có thể là do lỗi phần cứng của máy như đèn cao áp, các bo mạch chủ có vấn đề.
Bạn nên đem máy của mình đến trung tâm bảo hành chính hãng, cửa hàng sửa chữa uy tín để thực hiện sửa chữa, thay thế. Để không làm mất thời gian cũng như đảm bảo các linh kiện được thấy thế đảm bảo chất lượng.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn các nguyên nhân cũng như cách khắc phục laptop bị tối màn hình chi tiết và đơn giản. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đưa ra các phương hướng xử lý khi gặp phải lỗi màn hình này nhé.