Tản nhiệt nước và khí – So sánh ưu điểm, nhược điểm

Tản nhiệt nước và khí – So sánh ưu điểm, nhược điểm
Đánh giá nội dung!

Bạn đang có dự định build một cỗ máy PC để chơi game hay làm việc ở cường độ cao nhưng lại bận tâm về khả năng làm mát của cả hệ thống. Hiện nay, chúng ta có hai tùy chọn tản nhiệt nước và khí với công dụng chung là đẩy luồng khí nóng ra ngoài nhưng hiệu suất lại khác nhau. Vậy hãy cùng thử so sánh giữa hai loại tản nhiệt này nhé.

Tản nhiệt nước là gì? Khi nào sử dụng?

Ở bài viết Tản nhiệt nước là gì – Ưu, nhược điểm, Thủ thuật công nghệ đã giải thích cho bạn rằng Tản nhiệt nước là hệ thống làm mát sử dụng phương pháp loại bỏ nhiệt từ các bộ phận của thiết bị công nghiệp bằng sử dụng chất lỏng. Không giống với việc làm mát bằng khí, việc sử dụng nước làm chất dẫn nhiệt xem ra hiệu quả hơn trong tác dụng loại bỏ lượng nhiệt tỏa ra lớn.

Hiệu quả của tản nhiệt nước phải nói là cao hơn rất nhiều so với công nghệ làm mát thông thường. Từ đó, nhà phát triển và người dùng có thể sử dụng với mục đích làm mát cả một dàn máy tính cực khủng và nóng khi những chiếc quạt cỡ lớn không đảm đương nổi.

Tản nhiệt nước là gì? Khi nào sử dụng?

Ưu nhược điểm của tản nhiệt nước là gì?

Trước khi chọn mua tản nhiệt CPU máy tính khi build PC, bạn sẽ cần biết ưu nhược điểm của các loại tản nhiệt để từ đó chọn cho mình linh kiện phụ hợp nhất.

Ưu điểm

  • Hiệu quả làm mát rất tốt

Điểm mạnh đầu tiên phải kể đến với tản nhiệt nước đó là hiệu suất làm mát rất tốt. Đối với những bộ máy PC cấu hình khủng đòi hỏi thời gian làm việc liên tục như dựng hình ảnh 3D, render video, chơi game hơn 18 giờ … thì tản nhiệt nước là sự lựa chọn tốt nhất.

  • Thiết kế bắt mắt, phù hợp cho không gian gaming

Thực tế, với người chuyên custom hay độ PC luôn biết cách thiết kế cho dàn máy của mình trông lung linh hơn, và tản nhiệt nước là linh kiện PC phù hợp nhất để làm điều đó. Sự kết hợp bùng nổ giữa tản nhiệt nước với hệ thống đèn LED sẽ khiến cho không gian xung quanh ngập tràn màu sắc.

Ưu điểm

  • Hệ thống hoạt động yên tĩnh

Hệ thống làm mát của tản nhiệt nước hoàn toàn không phát ra tiếng ồn. Đây là một linh kiện mà hầu như những game thủ cày khuya rất thích bởi không muốn người nhà phát hiện hay làm phiền người khác.

  • Không cần phải bảo dưỡng quá nhiều

Ưu điểm khác của tản nhiệt nước đó là hệ thống không bám nhiều bụi bẩn. Với lợi thế này, sẽ giúp cho người dùng tiết kiệm được tối đa thời gian vệ sinh cũng như bảo trì cho sản phẩm.

Không cần phải bảo dưỡng quá nhiều

Nhược điểm

  • Giá thành cao

Nhược điểm lớn nhất của cả hệ thống tản nhiệt nước và cũng khiến không ít người phải e dè khi sắm một bộ sản phẩm đó là giá thành hơi chát. Bạn sẽ phải mất một khoản đầu tư kha khá khi chỉ phải rinh bộ tản nhiệt này về nhà.

  • Kỹ thuật cao để lắp đặt

Có khá ít người tự tin rằng vào khả năng lắp đặt hệ thống tản nhiệt nước của mình. Nếu chỉ mắc lỗi sai lầm trong quá trình lắp đặt, bạn cũng hiểu hậu quả là gì rồi đấy. Nước sẽ chảy rò rỉ ra ngoài vừa mất cả đống tiền đầu tư vừa gây thiệt hại cho toàn bộ máy tính.

Nhược điểm

  • Khó khăn trong quá trình bảo trì

Tuy bạn sẽ ít có cơ hội bảo dưỡng hệ thống nhưng mỗi lần động tay thì đó là những lần cực hình. Một hệ thống có tổ chức bạn định sẽ bảo trì như thế nào, việc tìm ra lỗi hay lau chùi bụi bẩm cũng không phải là điều đơn giản.

Tản nhiệt khí là gì? Sử dụng khi nào?

Tản nhiệt khí là hệ thống làm mát bằng quạt khí và có độ phổ biến hàng đầu hiện nay. Hầu như các sản phẩm laptop từ giá rẻ cho đến tầm trung đều sử dụng tản nhiệt khí. Lý do dường như là cơ bản nhất là vì giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao.

Về cơ bản, tản nhiệt khí là thiết bị đưa nhiệt lượng tỏa ra từ CPU ra ngoài môi trường xung quanh bằng ống dẫn truyền nhiệt bằng đồng, sau đó, kết hợp cùng với lá tản nhiệt nhôm để hấp thụ nhiệt. Nhằm tăng tốc độ khuếch tán, tản nhiệt sẽ phải đi kèm với quạt khí.

Tản nhiệt khí là gì? Sử dụng khi nào?

Ưu, nhược điểm của tản nhiệt khí là gì?

Ưu điểm

  • Giá thành tương đối rẻ

Ưu điểm mạnh mẽ nhất của tản nhiệt khí đó là giá thành rẻ. Để lắp được một bộ tản nhiệt khí thì bạn cũng không cần phải đầu tư quá nhiều vì những bộ case đã có sẵn quạt. Nhưng để làm việc hiệu quả, bạn có thể mua được hầu hết những thành phần của một bộ phận tản nhiệt với giá không quá 1 triệu.

  • Dễ vệ sinh, bảo dưỡng

Tản nhiệt khí cũng cực kỳ dễ dàng trong quá trình vệ sinh và bảo trì. Chỉ cần một chiếc cọ và một đầu để thổi bụi khí là đã có thể vệ sinh sạch sẽ gần như là cả bộ tản nhiệt. Bạn có thể vệ sinh tại nhà mà không cần phải sử dụng dịch vụ.

Ưu, nhược điểm của tản nhiệt khí là gì?

  • Có tiềm năng phát triển

Tản nhiệt khí đang là công nghệ làm mát phổ biến nhất thị trường ở thời điểm hiện tại. Vì vậy các hãng máy tính như Dell, Asus cũng đưa ra nhiều nâng cấp về luồng khí, thêm quạt bổ sung hay rút gọn nguồn nhiệt ra ngoài môi trường.

Nhược điểm

  • Tiếng ồn làm phiền xung quanh

Đôi khi bạn sẽ thấy chiếc quạt hoạt động khá đuối với cả dàn máy tính được sinh ra bởi nhiệt lượng cực lớn. Các chuyên gia máy tính gaming cũng không đề xuất sử dụng bộ tản nhiệt này cho công việc nặng nhọc. Đáng lưu ý nhất đó là tiếng ồn của tản nhiệt khí luôn làm phiền người dùng tập trung và những người xung quanh.

  • Hiệu quả chưa thật sự cao

Nếu như quạt không đủ công suất thì hiệu quả làm mát cũng sẽ không cao, nhưng nếu quạt có công suất lớn thì tiếng ồn sinh ra như trên. Một số tản nhiệt còn phụ thuộc vào một phần của nhiệt độ xung quanh. Nếu như bạn để máy tính ở trong phòng máy lạnh thì tản nhiệt khí hoàn toàn đáp ứng nhu cầu làm việc nặng.

  • Dễ bám bụi, cần vệ sinh thường xuyên

Cuối cùng, gây phiền toái nhất cho người dùng là tản nhiệt khí dễ bám nhiều bụi bẩn vào cánh quạt. Những cánh quạt này sẽ chuyển động và ma sát với không khí tạo nên lực tĩnh điện hút những hạt bụi bẩn nhỏ li ti. Lâu dần, từng lớp bụi đóng thành lớp bụi dày trên cánh quạt. Nếu như không vệ sinh thường xuyên sẽ dễ gây hỏng cho cả một hệ thống.

Nhược điểm

Thủ thuật Build PC trên đây là tất tần tật về nội dung so sánh giữa tản nhiệt nước và khí. Bạn ấn tượng với công nghệ nào. Trước khi lựa chọn, hãy xác định nhu cầu của mình là gì rối sau đó đưa ra quyết định nhé.

NT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *