Hướng dẫn cách vào Bios mainboard các dòng trên máy tính PC

0
1365
Hướng dẫn cách vào BIOS các dòng mainboard trên máy tính PC
Đánh giá nội dung!

Mỗi khi bạn có nhu cầu cập nhật BIOS hoặc sử dụng BIOS để dọn dẹp PC, nắm rõ cách vào BIOS sẽ rất giúp ích trong quá trình sử dụng PC. Mỗi loại mainboard sẽ có cách vào BIOS khác nhau, và bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách vào BIOS mainboard máy tính PC.

BIOS có những chức năng cơ bản nào?

Hệ thống BIOS thường được tích hợp sẵn vào máy tính dưới dạng chip bo mạch chủ (mainboard chip), và có chức năng lưu trữ toàn bộ thông tin hệ thống máy tính khi bạn tắt PC, và khôi phục thông tin ấy khi bạn mở máy. Ngoài ra, BIOS còn chịu trách nhiệm duy trì chuyển đổi dữ liệu giữa hệ điều hành máy tính và bất kỳ phần cứng nào trong PC như ổ cứng, bàn phím, máy in,…

BIOS có những chức năng cơ bản nào?

Các thành phần, chức năng trong BIOS  

POST (Power-On Self Test)

Hiểu đơn giản thì POST là tính năng của BIOS giúp máy tính kiểm tra nhanh phần cứng và hệ điều hành, và đảm bảo không có lỗi hệ thống xuất hiện trước khi vận hành. POST sẽ kiểm tra tất cả mọi thứ, từ bàn phím, chuột, ổ cứng cho đến cả RAM và cổng I/O. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, POST sẽ cho phép máy tính bạn khởi động.

POST (Power-On Self Test)

Trường hợp phát hiện lỗi, BIOS sẽ thông báo ngay bằng dòng chữ (hoặc có thể là tiếng kêu). Nên nếu bạn gặp phải trường hợp này, bạn sẽ cần phải kiểm tra kỹ phần cứng máy tính.

Cài đặt CMOS

Máy tính PC của bạn lưu trữ tất cả các cài đặt phụ như thời gian chung, mật khẩu, ngày giờ và cấu hình phần cứng bên trong CMOS. Điều này nghĩa là bất kỳ thay đổi trên BIOS đều được lưu trữ trong con chip CMOS.

Chương trình khởi động Bootstrap Loader

Bootstrap Loader được nằm trong hệ thống EPROM hoặc ROM của máy tính, và có nhiệm vụ đọc dữ liệu khởi động trong ổ cứng để tiếp tục quy trình khởi động máy.

Khi bạn khởi động lại PC, Bootstrap Loader kích hoạt tiến trình POST (như đã nêu trên), sau đó tải hệ điều hành vào trong bộ nhớ. Những dòng PC mới hơn đã thay thế Bootstrap Loader bằng chương trình tương tự có tên gọi Extensible Firmware Interface (EFI).

Driver của BIOS

Các driver của BIOS được lưu trữ bên trong chip bộ nhớ của máy tính. Và chúng có chức năng khởi động hệ thống và thực hiện nhiều thao tác cơ bản trên hệ điều hành máy tính.

Cách vào BIOS mainboard trên Windows 10 theo từng dòng

Bạn sẽ muốn vào BIOS mainboard khi chẳng may phát hiện lỗi bug phiền phức, hoặc có nhu cầu điều chỉnh phần cứng để nâng cấp PC. Hầu hết các PC và laptop ngày nay đều cho phép người dùng vào BIOS mainboard rất dễ dàng và nhanh chóng thông qua hai cách: dùng hotkey; và dùng Start Menu của Windows.

Cách vào BIOS trên Windows 10 theo từng dòng mainboard

Một lưu ý rằng hotkey (phím nóng) dùng để vào BIOS mainboard sẽ khác nhau tùy vào từng dòng mainboard trên máy tính PC. Vì thế, bạn cần nắm rõ linh kiện máy tính mainboard bên trong thùng PC để có thể nhấn chính xác hotkey vào BIOS. Cụ thể như sau:

  • Mainboard GIGABYTE: phím Del
  • Mainboard ASUS: phím F2 hoặc Del
  • Mainboard ASRock: phím F2
  • Mainboard BFG: phím Del
  • Mainboard Biostar: phím Del
  • Mainboard EVGA: phím Del
  • Mainboard Foxconn: phím Del
  • Mainboard Intel: phím F2
  • Mainboard MSI: phím Del
  • Mainboard SAPPHIRE: phím Del
  • Mainboard Super Micro: phím Del

Cách vào BIOS mainboard trên Windows 10 sử dụng Start Menu

Một cách nhanh gọn khác để truy cập BIOS đó là sử dụng Start Menu trên Windows 10. Cách này rất hữu ích với những ai có phản xạ chậm và không kịp nhấn phím nóng trên BIOS.

  • Bước 1: Truy cập Settings trên Windows 10 bằng cách nhấn phím Windows + I hoặc vào Start Menu và nhấn biểu tượng bánh răng.
  • Bước 2: Nhấp chuột chọn mục Update & Security.

Cách vào BIOS mainboard trên Windows 10 sử dụng Start Menu

  • Bước 3: Chọn các mục Recovery -> Restart now để máy tính khởi động lại, bước vào BIOS.
  • Bước 4: Sau khi máy tính khởi động, một màn hình menu sẽ hiển thị gồm 4 tùy chọn. Bạn nhấp chuột vào tùy chọn Troubleshoot.

Cách vào BIOS mainboard trên Windows 10 sử dụng Start Menu

  • Bước 5: Bên trong cửa sổ Troubleshoot, chọn Advanced Options -> UEFI Firmware Settings -> Restart.

Thủ thuật Build PC máy tính bạn sẽ khởi động lại và bước vào BIOS, cho phép bạn kiểm tra hệ thống và thay đổi các cài đặt cần thiết trên máy tính PC. Bạn có thể lựa chọn cách dùng Start Menu hoặc dùng hotkey để truy cập BIOS trên máy tính của mình nhanh chóng. Chúc bạn thành công!

Print Friendly, PDF & Email

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here