Để tránh bỏ sót ứng viên cho vị trí Quản lý Dự án trong quá trình tuyển dụng

0
1066
Tuyển dụng Quản lý dự án, nhà tuyển dụng cần lưu ý điều gì?
Tuyển dụng Quản lý dự án, nhà tuyển dụng cần lưu ý điều gì?
Đánh giá nội dung!

Quản lý Dự án (Project Manager) là vị trí quyết định sự thành công của bất kỳ dự án nào. Nhà tuyển dụng cần có những lưu ý đặc biệt trong quá trình tuyển dụng để lựa chọn được những ứng viên tài năng nhất.

Một quản lý dự án giỏi có thể tạo ra sự khác biệt lớn và dẫn dắt các thành viên của mình đi đúng hướng để đạt được thành công. Ngược lại, một Quản lý Dự án có năng lực yếu kém sẽ chỉ tiêu tốn thời gian, tiền bạc và tài nguyên của công ty. Để tuyển dụng được ứng viên phù hợp nhất cho vị trí Quản lý Dự án, có nhiều yếu tố khác ngoài CV xin việc mà nhà tuyển dụng nên chú ý.

Tuyển dụng Quản lý dự án, nhà tuyển dụng cần lưu ý điều gì?
Tuyển dụng Quản lý dự án, nhà tuyển dụng cần lưu ý điều gì?

1. Xác định đặc điểm tính cách phù hợp

Nhà tuyển dụng đối mặt với nguy cơ tuyển dụng sai người nếu họ không đặt nhiều tâm trí vào quy trình phỏng vấn, sàng lọc, đặc biệt với những vị trí chủ chốt như Quản lý Dự án. Trường hợp ứng viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong bản mô tả công việc, nhưng lại không thể hoà hợp với các đồng nghiệp và môi trường trong công ty là hoàn toàn có thể xảy ra.

Cho vị trí Quản lý Dự án, ngoài các kỹ năng và kiến thức cần thiết, nhà tuyển dụng cũng cần chú trọng đến sự phù hợp trong đặc điểm tính cách của ứng viên với vị trí cần tuyển. Cụ thể hơn, nên dành thời gian tìm hiểu, xác định chính xác đặc điểm tính cách phù hợp với từng vị trí Quản lý Dự án. Thay vì liệt kê các tính từ chung chung như “giàu nhiệt huyết”, “chủ động” hay “nhanh nhẹn”, hãy sử dụng những mô tả cụ thể chẳng hạn như “ứng viên phù hợp là người có sự kiên nhẫn cao” hay “người có đam mê và dám nghĩ, dám làm”. Trong quá trình sàng lọc CV, nhà tuyển dụng cũng có thể liên hệ với đồng nghiệp cũ của ứng viên để có được sự đánh giá khách quan nhất về đặc điểm tính cách của họ.

2. Chú trọng những kinh nghiệm làm việc liên quan

Nhà tuyển dụng thường dựa vào bằng cấp chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan để đánh giá năng lực của ứng viên. Tuy nhiên, kể cả những ứng viên giàu chuyên môn nhất cũng chưa chắc có thể đảm bảo cho sự thành công của dự án. Ngược lại, có rất nhiều Quản lý Dự án thành công mà không cần đến nhiều bằng cấp chuyên môn.

Vì vậy, để quyết định đâu là ứng viên phù hợp nhất cho dự án của công ty, nhà tuyển dụng đừng nên quá chú trọng những bằng cấp. Thay vào đó, hãy tận dụng thư giới thiệu đính kèm trong hồ sơ và liên hệ với người tham chiếu trong CV để tìm hiểu về kinh nghiệm và phong cách làm việc của ứng viên.

Tiêu chí để lựa chọn Quản lý dự án phù hợp
Tiêu chí để lựa chọn Quản lý dự án phù hợp

3. Đánh giá sự nhiệt huyết của ứng viên trong vòng phỏng vấn

Khối lượng công việc và trách nhiệm lớn lao đòi hỏi Quản lý Dự án phải là những người có đam mê, nhiệt huyết trong công việc. Đây chính là yếu tố giúp họ có thể vượt qua áp lực để dành toàn bộ tâm trí và sức lực cho nhiệm vụ được giao. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần đặc biệt chú ý đến nguồn năng lượng mà ứng viên thể hiện ra bên ngoài. Nếu ứng viên có những biểu hiện như mệt mỏi, lười biếng, lo lắng tột độ, có thể họ không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí này. Chỉ những ứng viên thể hiện được nhiệt huyết trong buổi phỏng vấn mới có khả năng tìm thấy động lực và hoàn thành tốt công việc ở vị trí Quản lý Dự án.

4. Đưa ra yêu cầu cụ thể về kiến thức chuyên môn

Nhà tuyển dụng có xu hướng đánh giá cao những ứng viên với vốn kiến thức trải rộng trong nhiều lĩnh vực để có thể tiết kiệm chi phí tuyển dụng và tận dụng tối đa nguồn nhân lực. Tuy nhiên, điều này có thể đẩy công ty vào vị thế bất lợi khi cần đến những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.

Để tránh trường hợp này, lời khuyên của JOBOKO.com (https://vn.joboko.com) là nhà tuyển dụng nên tập trung vào những kiến thức chuyên môn cụ thể mà công ty đang cần đến ở thời điểm hiện tại đối với vị trí Quản lý Dự án. Ví dụ, thay vì đặt câu hỏi cho ứng viên về tất cả các phương pháp quản lý mà họ biết, hãy chỉ tập trung vào phương pháp quản lý mà công ty đang cần. Cũng đừng quên nhắc đến những phương pháp này trong mô tả công việc để giảm bớt số lượng hồ sơ cần sàng lọc và nâng cao hiệu quả tuyển dụng.

Với tiêu chí rõ ràng, nhà tuyển dụng sẽ không bỏ sót ứng viên tiềm năng
Với tiêu chí rõ ràng, nhà tuyển dụng sẽ không bỏ sót ứng viên tiềm năng

5. Đăng tin tuyển dụng hiệu quả

Một tin tuyển dụng hiệu quả phải bao gồm đầy đủ thông tin cần thiết, đúng trọng tâm và đặc biệt phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng sẽ đem lại cho công ty nguồn ứng viên chất lượng và giàu tiềm năng. Ngược lại, những tin tuyển dụng chung chung, sao chép từ các nguồn khác sẽ khó tạo dựng được niềm tin nơi ứng viên và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hồ sơ.

Để tuyển dụng được ứng viên phù hợp cho vị trí Quản lý Dự án là điều không hề dễ dàng. Nhà tuyển dụng cần phải hiểu rõ nhu cầu của công ty cũng như kế hoạch phát triển trong thời gian tới để đặt ra những kỳ vọng thực tế và cụ thể về ứng viên. Quá trình này có thể tốn không ít thời gian và công sức, nhưng sẽ đem lại cho công ty một ứng viên hoàn toàn phù hợp, có hiệu suất làm việc cao và độ cam kết lâu dài.

Print Friendly, PDF & Email

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here